Mua tài khoản ngân hàng trái phép có thể bị xử lý hình sự

Tuyệt đối không nên mua tài khoản ngân hàng trái phép

Tình trạng mua tài khoản ngân hàng trái phép đang gia tăng khiến nhiều khách hàng cảm thấy lo lắng bất an. Đây là hành vi bất hợp pháp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

1. Mua tài khoản ngân hàng là gì, đây có phải là hành vi bất hợp pháp?

1.1 Tài khoản ngân hàng là gì, mỗi người có mấy tài khoản ngân hàng?

Tài khoản ngân hàng được cung cấp bởi ngân hàng dưới dạng một dãy số gồm 8 – 15 chữ số. Số tài khoản này sẽ giúp bạn thực hiện các giao dịch tài chính một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác. Theo đó, mỗi người có thể lập nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc.

Tài khoản ngân hàng là gì, mỗi người có mấy tài khoản ngân hàng

1.2 Hành vi mua tài khoản ngân hàng được thực hiện như thế nào?

Mua tài khoản ngân hàng là hành vi trao đổi, thỏa thuận các thông tin về tài khoản thanh toán của người khác bằng nhiều cách thức và phương tiện khác nhau. Nguyên nhân do nhu cầu sử dụng các hình thức thanh toán thẻ tín dụng của tổ chức, cá nhân trong đời sống hàng ngày. Theo đó, các đối tượng này sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tiền qua các tài khoản này.

1.3 Mua tài khoản ngân hàng có vi phạm pháp luật không, tại sao?

Mua tài khoản ngân hàng trái phép là hành vi được thực hiện nhằm mục đích lừa đảo hoặc thu lợi bất chính nên được xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, đối tượng thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật.

2. Mức phạt dành cho hành vi mua tài khoản ngân hàng trái phép

1. Xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định, đối tượng vi phạm hành chính mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý theo hình thức phạt tiền. Cụ thể:

  • Số lượng tài khoản đã mua, bán từ 1 – dưới 10: phạt từ 40 – 50 triệu đồng.
  • Số lượng tài khoản đã mua, bán từ 10 trở lên: phạt từ 50 – 100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, đối tượng vi phạm buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước số lợi nhuận bất pháp thu được do thực hiện hành vi.

mua tài khoản ngân hàng trái phép có thể vi phạm pháp luật

2. Xử lý hình sự

Hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp:

  • Số lượng tài khoản thanh toán đã trao đổi, mua bán từ 20 trở lên.
  • Thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng trở lên.

Theo quy định, có 3 khung hình phạt chính dành cho đối tượng này, tùy vào tính chất vi phạm của từng đối tượng:

  • Phạt từ 20 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
  • Phạt từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng – 2 năm.
  • Phạt từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù 2 – 7 năm.

Bên cạnh đó, đối tượng phạm tội còn có thể nhận những hình phạt bổ sung như:

  • Phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng.
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ.
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm.
  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đọc thêm: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng số kèm hướng dẫn chi tiết tại TPBank năm 2023

3. Đề cao cảnh giác và ngăn chặn tình trạng mua tài khoản ngân hàng

Tài khoản ngân hàng được lập ra sẽ gắn liền với thông tin cá nhân của chủ tài khoản. Việc mua tài khoản ngân hàng trái phép là một hình thức tiếp tay cho tội phạm và kéo theo nhiều hệ luỵ. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý và phát triển của ngân hàng.

Đây là hiện tượng đã từng xuất hiện và đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Do đó, cần đề cao cảnh giác và tuyệt đối không vì hám lợi trước mắt mà thực hiện hoặc tiếp tay cho hành vi bất hợp pháp này. 

Tuyệt đối không nên mua tài khoản ngân hàng trái phép

Mua tài khoản ngân hàng là hành vi trái pháp luật nên bạn cần tuân thủ việc sử dụng tài khoản chính chủ. Đồng thời, hãy chọn mở tài khoản ở những ngân hàng uy tín để được bảo mật thông tin tuyệt đối.

Tin tức liên quan

Có thể bạn sẽ
quan tâm

Tin tức mới nhất về tài khoản tiết kiệm và ngân hàng